Seminar “Chùa, Đình, Đền, Miếu - Lịch sử và hồn cốt dân tộc”

00:00 18/04/2024

SEMINAR “CHÙA, ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU - LỊCH SỬ VÀ HỒN CỐT DÂN TỘC”

Ngày 16/04/2024, Ban Đào tạo Học viện Ngoại giao đã tổ chức buổi Seminar với chủ đề: "Chùa, Đình, Đền, Miếu – Lịch sử và hồn cốt dân tộc". Diễn giả khách mời là nhà khoa học, nhà văn hóa Nguyễn Chí Công, một nhân vật đặc biệt. Ông từng giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thủ lĩnh tin học đầu tiên của Tập đoàn FPT; tác giả hoặc đồng tác giả, dịch giả của hơn 20 đầu sách; Tổng chủ biên bộ sách Tin học "Kết nối tri thức với cuộc sống” của nhà xuất bản Giáo Dục… Đồng thời, ông có niềm đam mê đặc biệt với lịch sử Việt Nam và các di sản văn hóa dân tộc, và là người sáng lập ra Câu lạc bộ Cà phê lịch sử - nơi quy tụ các nhà khoa học, các trí thức, những người quan tâm đến lịch sử, văn hóa dân tộc mọi lứa tuổi. Từ khi nghỉ hưu đến nay ông đã thực hiện khoảng 300 chuyến điền dã, tham quan và tìm hiểu gần 2000 di tích trong và ngoài nước. Ông chủ trương số hóa các hình ảnh và tư liệu quý giá về kiến trúc và lịch sử các di tích chùa, đình, đền, miếu của Việt Nam nhằm lưu giữ bản sắc dân tộc cho các thế hệ mai sau. 

Phần đầu buổi chia sẻ, diễn giả Nguyễn Chí Công đã giải thích ngắn gọn và dễ hiểu cho các bạn sinh viên cách nhận biết, phân biệt giữa chùa, đình, đền và miếu, những nét đặc sắc và giá trị văn hoá của các di sản này đặt trong so sánh với các công trình văn hoá, tôn giáo của các dân tộc khác. Diễn giả Nguyễn Chí Công đề cập đến những đặc trưng cơ bản cũng như lịch sử hình thành và tiến trình phát triển của Chùa, Đình, Đền, Miếu trong suốt chặng đường tiếp thu văn minh của người Việt thông qua những dẫn chứng cụ thể trong lịch sử. Chùa, Đình, Đền, Miếu được xem là nét độc đáo của văn hóa Việt, mang đậm dấu ấn văn hoá dân gian và gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam.

Nối tiếp buổi Tọa đàm, nhà khoa học, nhà văn hoá Nguyễn Chí Công khơi gợi lại hình ảnh của phố phường Thăng Long - Hà Nội xưa, ông khẳng định: “Đất Thăng Long là điểm tụ tinh hoa” với sự tập trung của rất nhiều công trình mang dấu ấn lịch sử ẩn giữa những phố phường, làng xóm, ít người biết đến. Tác giả bộ sách “1000 điểm đến đồng bằng Bắc Bộ” cũng khuyến khích các bạn trẻ hãy đi tham quan thực tế, trải nghiệm, tìm hiểu để khám phá vẻ đẹp của quê hương, từ đó nuôi dưỡng tình yêu và có ý thức gìn giữ hồn cốt dân tộc. 

Buổi Tọa đàm trở nên rất sôi nổi khi chuyển sang phần Hỏi & Đáp. Các bạn sinh viên đã đặt nhiều câu hỏi và được diễn giả Nguyễn Chí Công giải đáp rất cụ thể, thẳng thắn, chân thành. Các câu hỏi thể hiện sự quan tâm của sinh viên Học viện Ngoại giao đến những chủ đề nghiên cứu văn hóa dân gian, đặc biệt là về những hiện tượng tín ngưỡng dân gian và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Diễn giả Nguyễn Chí Công lên án những kẻ lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để mưu lợi bất chính, những hiện tượng tha hoá, những hiểu biết sai lệch… Ông kêu gọi các bạn trẻ hãy học hành, tìm hiểu mọi vấn đề đến nơi đến chốn, không phụ thuộc quá nhiều vào thông tin trên mạng, hãy đi vào đời thực, đào sâu kiến thức, rèn giũa sắc bén tư duy để tự mình biết đúng sai, đặt niềm tin đúng chỗ, tránh mê tín dị đoan…Ông rất hào hứng với các câu hỏi của sinh viên ngoại giao và bày tỏ sự tin tưởng vào thế hệ trẻ ngày nay trong việc gìn giữ, bảo vệ di sản văn hoá dân tộc. Ông đánh giá cao nỗ lực của Học viện Ngoại giao trong việc tổ chức các buổi seminar chuyên đề lý thú giúp sinh viên trau dồi kiến thức văn hoá để nuôi dưỡng tình yêu và tự hào về chính quê hương mình, từ đó mới có thể giới thiệu với bạn bè thế giới vẻ đẹp của các di sản văn hóa Việt Nam.

Diễn giả khách mời nhà khoa học, nhà văn hóa Nguyễn Chí Công

Phần đầu buổi chia sẻ, diễn giả Nguyễn Chí Công đã giải thích ngắn gọn và dễ hiểu cho các bạn sinh viên cách nhận biết, phân biệt giữa chùa, đình, đền và miếu, những nét đặc sắc và giá trị văn hoá của các di sản này đặt trong so sánh với các công trình văn hoá, tôn giáo của các dân tộc khác. Diễn giả Nguyễn Chí Công đề cập đến những đặc trưng cơ bản cũng như lịch sử hình thành và tiến trình phát triển của Chùa, Đình, Đền, Miếu trong suốt chặng đường tiếp thu văn minh của người Việt thông qua những dẫn chứng cụ thể trong lịch sử. Chùa, Đình, Đền, Miếu được xem là nét độc đáo của văn hóa Việt, mang đậm dấu ấn văn hoá dân gian và gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam.

Diễn giả Nguyễn Chí Công giải thích ngắn gọn và dễ hiểu cho các bạn sinh viên cách nhận biết, phân biệt giữa chùa, đình, đền và miếu, những nét đặc sắc và giá trị văn hoá

Nối tiếp buổi Tọa đàm, nhà khoa học, nhà văn hoá Nguyễn Chí Công khơi gợi lại hình ảnh của phố phường Thăng Long - Hà Nội xưa, ông khẳng định: “Đất Thăng Long là điểm tụ tinh hoa” với sự tập trung của rất nhiều công trình mang dấu ấn lịch sử ẩn giữa những phố phường, làng xóm, ít người biết đến. Tác giả bộ sách “1000 điểm đến đồng bằng Bắc Bộ” cũng khuyến khích các bạn trẻ hãy tìm hiểu những chùa, đình, đền, miếu ở Hà Nội và các vùng quê Bắc Bộ để khám phá vẻ đẹp của quê hương, từ đó nuôi dưỡng tình yêu và có ý thức gìn giữ hồn cốt dân tộc.

Các bạn sinh viên đặt câu hỏi cho diễn giả Nguyễn Chí Công 

Buổi Tọa đàm trở nên rất sôi nổi khi chuyển sang phần Hỏi & Đáp. Các bạn sinh viên đã đặt nhiều câu hỏi và được diễn giả Nguyễn Chí Công giải đáp rất cụ thể, thẳng thắn, chân thành. Các câu hỏi cũng thể hiện sự quan tâm của sinh viên Học viện Ngoại giao đến những chủ đề nghiên cứu văn hóa dân gian, đặc biệt là về những hiện tượng tín ngưỡng dân gian và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Diễn giả Nguyễn Chí Công lên án những kẻ lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để mưu lợi bất chính, những hiện tượng tha hoá, những hiểu biết sai lệch… Ông kêu gọi các bạn trẻ hãy học hành, tìm hiểu mọi vấn đề đến nơi đến chốn, không phụ thuộc quá nhiều vào thông tin trên mạng, hãy đi thực tế, đào sâu kiến thức, sắc bén tư duy để tự mình biết đúng sai, đặt niềm tin đúng chỗ, tránh mê tín dị đoan…Ông rất hào hứng với các câu hỏi của sinh viên ngoại giao và bày tỏ sự tin tưởng vào thế hệ trẻ ngày nay trong việc gìn giữ, bảo vệ di sản văn hoá dân tộc. Ông đánh giá cao nỗ lực của Học viện Ngoại giao trong việc tổ chức các buổi seminar chuyên đề lý thú giúp sinh viên trau dồi kiến thức văn hoá để nuôi dưỡng tình yêu và tự hào về chính quê hương mình, từ đó mới có thể giới thiệu với bạn bè thế giới.

Cùng chuyên mục